Hãng dĩa Lê Văn Tài Dĩa Hát Việt Nam

Công ty Dĩa Hát Việt Nam thừa hưởng sản nghiệp từ tiền thân là hãng dĩa Lê Văn Tài. Chủ nhân Lê Văn Tài sinh năm 1895 tại hạt tham biện Sa Đéc, có thân phụ là nghệ nhân Lê Văn Thanh từng đoạt giải thưởng chế tác kim hoàn ở thành phố Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp. Gia đình ông sở hữu tiệm tạp hóa kiêm kinh doanh đồ trang sức mang tên Vĩnh Thới Sang, tọa lạc tại số 82 đường Adran.[note 1][1]

Năm 1927, ông Tài chính thức đăng bộ cho cửa tiệm, song bản thân không có ý nối nghiệp cha. Sau một dịp cùng vợ về xứ Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho xem hát cải lương, ông say mê chuyển sang kinh doanh máy hátmáy thu thanh, những vật phẩm vốn chỉ dành cho tầng lớp trung lưu trở lên. Sau khi vợ mất vào năm 1944, ông Tài vì thương nhớ người vợ cùng sở thích nghe cải lương, đờn ca tài tử đã hạ quyết tâm chuyển hẳn sang ngành sản xuất dĩa hát.[1]

Năm 1947, hãng dĩa Lê Văn Tài khai trương tại chính mặt bằng của tiệm Vĩnh Thới Sang. Sau khi thu âm ở Việt Nam, bản master sẽ được gửi sang Pháp làm khuôn, ghi đĩa rồi gửi ngược lại để hoàn thiện và phát hành trong nước. Nguyên thủy hãng này thu đĩa cổ nhạc, về sau mở thêm bộ môn tân nhạc khi thể loại này có được chỗ đứng tại miền Nam Việt Nam. Năm 1951, khoản tiền tác quyền hậu hĩnh từ hãng Lê Văn Tài đã thôi thúc nhạc sĩ Phạm Duy đưa đại gia đình di cư vào miền Nam với niềm tin sẽ sống được bằng nghề âm nhạc.[1] Vì vậy, trong sổ sách của hãng thời kỳ này có rất nhiều ghi chép liên quan đến Phạm Duy, Phạm Đình Chương, ban hợp ca Thăng Long, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc,...[1] Soạn giả nổi tiếng Viễn Châu gắn bó với hãng từ năm 1950[2] với vở tuồng đầu tay Con chim họa mi của Viễn Châu ra đời cũng dưới sự khuyến khích của ông Tài. Hãng cũng thu âm cho ban nhạc người Khmerkinh Phật.[1]

Bình sinh ông Lê Văn Tài có sáu người con, tất thảy đều được ông huấn luyện để nối nghiệp. Các thành viên gia đình tự tay làm mọi công đoạn từ ghi âm, đóng gói đến dán nhãn.[1][3] Con trưởng Lê Văn Năng là doanh gia có tiếng thời đó, nắm giữ nhiều môn bài xuất nhập cảng, phụ trách đưa máy móc từ nước ngoài về, được ông Tài cử sang Pháp học ngành ghi âm, sản xuất dĩa hát. Khi về nước ông dạy lại kỹ thuật thu âm cho người em là Lê Thành Lực, và ông Lực phụ trách toàn bộ khâu này kể cả những việc vặt như tạo tiếng động phụ họa. Người con thứ năm là Lê Thành Kiệt giỏi giao tế nên được giao làm việc với thầy tuồng, nghệ sĩ thu âm, ban nhạc và các đại lý phát hành. Những người con gái làm việc ghi chép sổ sách.[1][3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dĩa Hát Việt Nam https://web.archive.org/web/20220927153624/https:/... https://web.archive.org/web/20220928051540/https:/... https://web.archive.org/web/20220928051748/https:/... https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/hon-nua-the-ky... https://nld.com.vn/van-nghe/kho-tang-cai-luong-quy... https://nguoidothi.net.vn/hang-dia-le-van-tai-du-a... https://www.sggp.org.vn/soan-gia-nsnd-vien-chau-qu... https://thanhnien.vn/ba-trum-bang-dia-cai-luong-po... https://m.thanhnien.vn/dan-ta-phai-biet-su-ta-post...